Kiem Dinh Thiet Bi PCCC |
Kiểm định thiết bị PCCC? Thiết bị PCCC nào cần phải kiểm định? Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC? Sau đây công ty cp kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ giải đáp những thắc mắc trên để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề PCCC.
Biện pháp PCCC:
- Bản thân mỗi chúng ta, các thành viên trong gia đình, trong tổ chức cần trang bị đầy đủ các kiến thức về PCCC. Bởi vì cháy là một nguy cơ tiềm ẩn có thể ở xảy ra ở bất kì nơi nào, bất kì thời điểm nào. Nếu chúng ta không biết cách xử lý nhanh chóng, kịp thời các tình huống khi có cháy xảy ra thì sẽ gây thiệt hại về tài sản và con người, nguy hiểm hơn có thể gây chết người.
- Trang bị các thiết bị PCCC: các thiết bị PCCC trang bị cho các cá nhân, cơ sở còn tùy thuộc vào diện tích và điều kiện, môi trường muốn bảo vệ PCCC. Còn đối với các tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng, nhà kho, nhà xưởng, công ty, phòng trung tâm dữ liệu… thì nên lắp đặt các hệ thống PCCC tự động, các hệ thống pccc tự động bao gồm: hệ thống FM 200, hệ thống Nito, hệ thống CO2, hệ thống bọt foam…
Thiết bị PCCC là gì?
- Gíup loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ.
- Đồng thời tạo điều kiện phù hợp, thuận lợi cho công tác chữa cháy, cứu người, cứu tài sản, ngăn ngừa đám cháy lan rộng.
- Giảm thiểu các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Thiết bị PCCC bao gồm những thiết bị nào?
Thiết bị PCCC bao gồm những thiết bị nào |
1. Phương tiện PCCC cơ giới:
- Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm).
- Các loại xe chữa cháy chuyên dụng: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất...
- Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.
- Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật...
- Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơ-moóc, máy bơm nổi.
2. Phương tiện PCCC thông dụng:
- Vòi chữa cháy, ống hút chữa cháy.
- Lăng phun chữa cháy.
- Đầu nối, chạc chữa cháy, Ezectơ.
- Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
- Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, các loại thang khác).
- Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy xe đẩy: Bình chữa cháy bột, bình chữa cháy bọt foam, bình chữa cháy khí CO2...
3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, bọt chữa cháy.
4. Vật liệu và chất chống cháy:
- Sơn chống cháy.
- Vật liệu chống cháy.
- Chất ngâm tẩm chống cháy.
5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:
- Trang phục chữa cháy: mũ, giày ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang bảo hộ chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo chữa cháy, quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần áo chống phóng xạ.
- Mặt nạ bảo hộ: mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
6. Phương tiện cứu người: Dây thừng cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp...), ống cứu người, thiết bị dò tìm người, hộp y tế, hộp cứu thương...
7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:
- Máy cắt, máy kéo, máy kích, máy nâng, kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng, bồ cào, câu liêm ...
8. Hệ thống, thiết bị PCCC:
- Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động: hệ thống báo cháy, hệ thống báo khói, hệ thống báo nhiệt, hệ thống dò khí gas, hệ thống giám sát công cộng...
- Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chống sét.
Kiểm định thiết bị PCCC là gì?
Kiểm định thiết bị PCCC là gì |
Hồ sơ đề nghị kiểm định thiết bị PCCC:
Hồ sơ đề nghị kiểm định thiết bị PCCC gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định thiết bị PCCC (mẫu số PC17 Thông tư số 66/2014/TT-BCA);
- Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thiết bị đề nghị kiểm định;
- Giấy chứng nhận chất lượng của thiết bị (nếu có);
- Giấy chứng nhận xuất xưởng của thiết bị.
Nội dung kiểm định thiết bị PCCC:
- Kiểm định chủng loại, mẫu mã thiết bị PCCC;
- Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng thiết bị PCCC.
Quy trình kiểm định thiết bị PCCC :
Quy trình kiểm định thiết bị PCCC |
2. Lấy mẫu kiểm định: Khoản 2, Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.
Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.
3. Tiến hành kiểm định thiết bị PCCC:
- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sê-ri
- Kiểm tra thông số kỹ thuật của thiết bị PCCC.
- Kiểm tra chủng loại, mẫu mã thiết bị;
- Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm thiết bị PCCC bằng phương pháp lấy mẫu xác suất;
4. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định thiết bị.
- Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định thiết bị PCCC theo: "mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004";
5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PCCC.
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu đã kiểm định theo: mẫu PC22 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004".
- Trường hợp thiết bị PCCC cần kiểm định không bảo đảm hoặc không đáp ứng điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì phải có công văn trả lời và ghi rõ lý do.
- Trường hợp thiết bị PCCC cần kiểm định đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định ( theo mẫu số PC19) và dán tem kiểm định ( theo mẫu số PC20).
Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC không?
Có bắt buộc phải kiểm định thiết bị PCCC không |
- Kiểm định thiết bị PCCC theo: "NĐ 35:2003/NĐ-CP và TT 04:2004/TT-BCA".
- Sau khi được cấp kiểm định lần đầu thì trong giai đoạn hoạt động sẽ kiểm tra bảo dưỡng theo các TCVN về PCCC như: 3890:2009,...
Đơn vị nào được phép kiểm định thiết bị PCCC?
- Các đơn vị thực hiện kiểm định đối với thiết bị PCCC được Bộ Công an cho phép quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Báo giá kiểm định thiết bị PCCC:
Tùy vào khoảng cách xa hay gần, loại thiết bị PCCC và hiện trạng của thiết bị PCCC mà chi phí kiểm định thiết bị PCCC sẽ khác nhau.
Địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC rẻ nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC uy tín mà giá rẻ thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Địa chỉ kiểm định thiết bị PCCC rẻ nhất |
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định nối đất chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét, đo tiếp địa, Kiểm định hệ thống điện, trạm điện, máy biến áp….
– Kiểm định thiết bị nâng: tời nâng, xe nâng, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cổng trục, palang, vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: máy nén khí, bình chịu áp lực, máy bơm hơi, nồi hấp, bồn gas, đường ống dẫn gas,…
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, xe lu, xe ủi, xe đào, xe xúc, máy trộn bê tông, kích thuỷ lực…..
– Huấn luyện an toàn lao động
Công ty chúng tôi là đơn vị có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Với đội ngũ kiểm định viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
Quý khách có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí các công việc cần chuẩn bị để kiểm định thiết bị PCCC vui lòng liên hệ : 0909 555 861- 028 3831 4194
Hoặc xem chi tiết dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét