Kiem Dinh Xe Cau |
KHÁI NIỆM XE CẨU
- Xe cẩu hay còn gọi là cần cẩu, là một loại máy được cấu tạo bởi dây tời, dây cáp và ròng rọc. Có tác
dụng để nâng vật nặng ở vị trí thấp tới cao hoặc từ cao xuống thấp.
PHÂN LOẠI XE CẨU
- Xe cẩu
cố định: Cẩu tháp, Cầu trục, Cẩu bờ biển...
- Xe cẩu
di động: phân loại chúng theo cơ
cấu di chuyển:
1/ Cẩu bánh xích
- Cẩu
bánh xích: là loại cẩu có bộ phận di chuyển là những bánh xích. Sức nâng của
cẩu bánh xích được cấu tạo lớn hơn sức nâng của cẩu bánh lốp rất nhiều.
2. Cẩu bánh lốp.
- Là loại
cẩu có những bộ phận di chuyển bằng một bộ bánh xe với lốp cao su được cấu tạo
cho các hoạt động nâng và di chuyển. Cẩu bánh lốp được làm thêm Chân chống dùng
để chống đỡ, tăng sự ổn định cho cần cẩu.
- Cẩu
bánh lốp gồm 3 loại chính:
a. Cẩu địa hình
Loại cẩu
này có thể hoạt động trong mọi địa hình trong các công trường. Cẩu địa hình có
tính cơ động cao, sử dụng linh hoạt.
b. Cẩu tải: ( 25 tấn –
200 tấn)
Hệ thống cần nâng hạ phía trên và
thùng xe tải ở phía dưới liên kết với nhau bằng bàn xoay, cho phép phần trên có
thể di chuyển tự do xung quanh bàn xoay có định đem lại tính cơ động cao.
c. Cẩu địa hình 2 cabin: (70 tấn – 1600 tấn)
c. Cẩu địa hình 2 cabin: (70 tấn – 1600 tấn)
Loại xe cẩu có mức tải trọng lớn nhất, là sự kết hợp ưu điểm của cẩu địa hình và cẩu tải. Có tính cơ động cao và di chuyển linh hoạt với tốc độ nhanh chóng.
CẤU TẠO XE CẨU
cau-tao-xe-cau |
- Cẩu: sở
hữu thể thay đổi tầm trục cẩu nhờ các đoạn được ghép vào nhau. Số lượng đoạn
tùy thuộc vào xe từ 2 đến 5 đoạn. Đoạn ngoài nhất thiết, các đoạn còn lại đi
lại nhờ hệ thống thủy lực, trên đầu của cẩu có gắn hệ thống tời để nâng hạ
hàng.
- Mâm
quay: giúp cẩu quay trong 360 độ, được dẫn động bởi xi lanh thủy lực chuẩn y
cặp bánh răng ăn khớp ở trong.
-
Chân chống: nâng cao độ ổn định của xe khi khiến cho việc, sử dụng hệ thống dẫn
động bằng xi lanh thủy lực hoặc bằng tay.
NGUYÊN LÝ LÀM CỦA VIỆC CỦA XE CẨU:
-
Nâng hạ tải: dùng tời để nâng hạ, tời hoạt động được là nhờ động cơ thủy lực.
-
Nâng hạ cần: duyệt xi lanh thủy lực được bố trí trong khoảng ngừng thi công Đây
sẽ kéo hoặc đẩy hàng hóa.
- Thay
đổi tầm mang của cần: phê duyệt chiều dài xy lanh thủy lực được sắp xếp trong
lòng cần ta với thể đổi thay tầm mang của cần điều này tạo điều kiện cho việc
tải được tiện dụng hơn.
- Quay
cần: nhờ trụ đứng nhất thiết hoạt động dựa trên các bánh răng ăn khớp, dẫn động
bởi cơ cấu trục do vậy gần như cụm cẩu có thể hoạt động tiện dụng.
VAI TRÒ CỦA XE CẨU TRONG
ĐỜI SỐNG.
vai-tro-cua-xe-cau |
- Xe cẩu dùng để cẩu, dịch chuyển các vật nặng trong thi công xây
dựng, lắp ráp các bốc xếp kiện, tải…
- Nâng hạ, cây xanh, cây gỗ
- Nâng hạ máy phát điện
- Nâng hạ các loại thiết bị phục vụ cho công trình xây
- Nâng hạ các loại máy làm việc tại các khu công nghiệp như máy may, máy
cắt, máy pha. máy khâu và các loại máy móc trong khu công nghiệp.
NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH
XE CẨU.
-
Xe cẩu va chạm vào các thiết bị điện xung quanh hoặc bị phóng điện cao thế
do vi phạm khoảng cách an toàn hành lang điện
- Người lao động bị nghiền, kẹp do tiếp xúc với các phần chuyển động của
thiết bị: bánh xích, phần xoay cabin…
-
Tải bị rơi do buộc tải không phù hợp
-
Đứt cáp/ na mí bị gãy/ cơ cấu thắng bị hư…
-
Xe cẩu bị lật.
-
Vận hành cẩu trong điều kiện thời tiết không phù hợp như gió lớn/ sấm
chớp dẫn đến gẫy cẩu
-
Buộc tải không cân bằng khiến tải va chạm với máy móc thiết bị/ con người thậm
chí có thể tạo mô men xoắn hoặc lực biên làm gãy cần…
BIỆN PHÁP AN TOÀN
KHI VẬN HÀNH XE CẨU.
-
Phải đảm bảo chắc chắn rằng diện tích từ phần quay của xe cẩu đến chướng ngại
vật ít nhất là 1m.
-
Đậu xe cẩu gần chỗ muốn nâng vật càng gần càng tốt để có thể nâng và giữ
khoảng cách an toàn.
-
Sử dụng hàng rào cảnh báo hoặc băng phản quan để đánh dấu vùng nguy hiểm của
xe cẩu
-
Xe cẩu chỉ được di chuyển khi nó đã thu chân chống
-
Quan sát công suất nâng và bảng áp suất chân chống của xe cẩu. Áp suất bề mặt
của các đệm chân chống không bao giờ lớn hơn công suất chịu tải của mặt đất, xe
cẩu có thể bị lật nhào.
-
Độ dài dầm chân bung ra phải phù hợp với hướng dẫn trong bảng công suất
nâng.
-
Xe cẩu cần phải được đậu trên nền đất phẳng và vững chắc, không bị lún.
-
Giám sát sự di chuyển của dầm chân tránh sự nén ép hay cọ xát khi di chuyển.
-
Điều chỉnh các cylinder chân để bù cho những bề mặt đất không đồng đều.
-
Chú ý, khi sử dụng dầm chân bánh xe cẩu phải được nâng lên khỏi mặt đất.
-
Quan sát đồng hồ mức trên xe để kiểm tra độ cân bằng của xe cẩu
-
Không được nghiêng xe cẩu để tăng bán kính làm việc. Xe cẩu phải luôn luôn được
cân bằng ngang..
-
Luôn theo dõi, tập trung cao độ vào công việc.
-
Đánh giá tải trọng trước khi nâng, sử dụng biểu đồ tải để lựa chọn góc nâng
và khoảng bung cần phù hợp
-
Không được nâng quá tải: không nâng tải bằng thao tác ra cần; kéo lê tải với
tang quấn là tuyệt đối nghiêm cấm.
-
Không được phép vận hành xe cẩu khi hệ thống an toàn (công tắc giới hạn
nâng, công tắc giới hạn hạ) đang ở chế độ OFF.
-
Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ
su-dung-xe-cau-an-toan |
Phải ngừng hoạt động của xe cẩu khi:
- Phát
hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát
hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát
hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư
hỏng khác;
- Làm
việc với cẩu gắn cần phụ:
- Khi
nâng cẩu với cần phụ thì nó có gia tốc lớn hơn và dễ rung. Thao tác phải êm nhẹ
và chuẩn xác.
- Không
ra vào cần khi đang treo vật nâng.
- Kiểm
tra kỹ chân chống và đối trọng.
- Năng
suất nâng giảm theo biểu đồ tải.
- Không
sử dụng cùng lúc 02 móc nâng cho cần chính và cần phụ.
- Làm
việc với cùng lúc 02 cẩu:
TIÊU CHUẨN AN TOÀN XE
CẨU
Xe tải
cẩu là thiết bị nâng hạ hàng, thuộc vào danh mục cần được quản lý nghiêm ngặt
và chặt chẽ. Cần phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn sau đây:
- QCVN 7
:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng:
- QCVN
30:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng
trục
-
TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN
8242-1:2009(ISO 4306-1:2007) Cần trục từ vựng – Phần 1: Quy định chung
- TCVN
10837 : 2005, Cần trục- Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ
- TCVN
5206: 1990, Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN
5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN
5209 : 1990 , Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN
5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thủy lực về an toàn
- TCVN
9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng- Hướng dẫn thiết kế kiểm tra và
bảo trì hệ thống
Trong
trường hợp các tài liệu viện dẫn nêu trên có bổ xung, sửa đổi hoặc thay thế sẽ
áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm
định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cẩu có thể theo tiêu chuẩn khác khi có
đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có
các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định
trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình
TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH XE CẨU
|
- Đảm bảo
cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,
- Kịp
thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm
việc,
- Chấp
hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
KIỂM ĐỊNH XE CẨU LÀ GÌ
- Là hoạt
động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của XE CẨU theo các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào
sử dụng lần đầu. Và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
NHỮNG LOẠI XE CẨU NÀO
PHẢI KIỂM ĐỊNH
- Để đảm
bảo cho Xe hoạt động chính xác. Không bị sự cố, hiệu quả cao trong công việc.
Chúng ta nên tiến hành kiểm định tất cả XE CẨU một cách thường xuyên nhất.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC
KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH XE CẨU
- Chuẩn
bị hồ sơ, lý lịch XE CẨU
- Ngưng
hoạt động của XE CẨU phục vụ kiểm định
- Riêng
đối với XE CẨU mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan. Thì ngoài ra còn
phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của máy
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH XE
CẨU
– Kiểm
tra hồ sơ, lý lịch XE CẨU;
– Kiểm
tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
– Kiểm
tra kỹ thuật thử nghiệm;
– Kiểm
tra vận hành;
– Xử lý
kết quả kiểm định.
KIỂM ĐỊNH XE CẨU TRONG BAO LÂU
kiem-dinh-xe-cau-trong-bao-lau |
- Nếu
công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian XE CẨU trong khoảng
30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có
thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO
LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH
- Theo
quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường. Kiểm định
viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện
trường. Thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
HỒ SƠ XE CẨU GỒM NHỮNG
GÌ
- Hồ sơ
kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lý lịch
thiết bị
- Biên
bản kiểm định
- Giấy
chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem
kiểm định
- Quyết
định giao nhiệm vụ vận hành XE CẨU của đơn vị sử dụng
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH XE
CẨU
–
Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng cầu có thời hạn sử
dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
– Trường
hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực
hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
– Khi rút
ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm
định
– Khi
thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì phải
thực hiện theo quy định của quy trình đó.
KIỂM ĐỊNH XE CẨU Ở ĐÂU
Tại thành
phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành
Phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại,
kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.
KIỂM ĐỊNH XE CẨU GIÁ BAO
NHIÊU
- Giá,
phí kiểm định XE CẨU được quy định tại 2 thông tư của nhà nước. Thông tư
73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH.
- Ngoài
ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí.
- Để biết
giá kiểm định XE CẨU Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên. Hoặc liên hệ
với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
bao-gia-kiem-dinh-xe-cau |
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố
chuyên kiểm định XE CẨU.
Ngoài ra
chúng tôi kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như: thiết bị nâng,
thiết bị áp lực, thiết bị trong xây dựng( nồi hơi, bình chịu áp lực, máy nén
khí, thang máy, thang cuốn, tời nâng, palang, vận thăng, cẩu tháp, cần trục tự
hành, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào, hệ thống
lạnh, giàn giáo, cầu trục, máy khoan máy cắt, máy mài, máy tiện, máy phay, máy
phát điện, trạm điện, máy biến áp, máy bơm bê tông.
Công ty
chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép.
Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao. Dày dạn kinh nghiệm Đảm
bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi
tiết dịch vụ kiểm định XE CẨU của chúng tôi tại đây.
CTY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14,Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 0938 261 746 - 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
website: www.kiemdinhthanhpho.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét