|
Kiem Dinh Xe Dao |
KHÁI NIỆM XE ĐÀO
- Xe đào là một thiết bị máy móc cơ giới gồm có tay cần, gầu đào và cabin gắn trực tiếp trên mâm quay.
- Xe đào được biết đến như một công cụ không thể thiếu trong các công trình xây dựng lớn.
- Trong xây dựng, xe đào là loại máy xây dựng chính trong công tác đào đất. Ngoài ra xe đào còn tham gia vào các hoạt động khác như giải phóng mặt bằng, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu, phá vỡ công trình, đào đá, vật liệu.
PHÂN LOẠI XE ĐÀO
Về phân loại xe đào người ta có thể phân ra làm ba loại như sau:
+Theo cơ cấu di chuyển
+Theo dạng gầu
+Nguyên lý làm việc.
Theo cơ cấu di chuyển
- Xe đào bánh xích và máy xúc bánh lốp. Trong đó máy xúc bánh xích được dùng nhiều với địa hình phức tạp. Đi chậm còn máy xúc bánh lốp thì có thuận lợi là tốc độ di chuyển nhanh hơn rất nhiều so với bánh xích.
Theo dạng gầu
- Xe đào gầu sấp người ta thường gọi là xe đào, thích hợp với việc đào đất đá, thiên hướng đào sâu xuống so với vị trí của máy đứng. Dùng để đào ao hồ, sông suối, rãnh…
- Xe đào gầu ngửa hay thường gọi là máy xúc lật với gầu ngửa lên trên thích hợp cho việc đào đất đá, xúc vật liệu ngang bằng thân máy.
- Ngoài ra còn có xe đào, mà thương được gọi là xe đào nhiều hơn đó là: xe đào gầu ngoạm, xe đào gầu dây, xe đào gầu bào, xe đào nhiều gầu.
Theo nguyên lý làm việc
-Xe đào thủy lực: hoạt động vận hành với gầu đào bằng hệ thống thủy lực
- Máy xúc truyền động cáp: hoạt động vận hành bằng hệ thống tời cáp
CẤU TẠO CỦA XE ĐÀO.
|
cấu tạo của xe đào |
- Hệ thống thủy lực trên xe đào thông thường có 02 bơm thuỷ lực chính kiểu piston, một bơm dầu điều khiển kiểu bánh răng.
- Trên các máy công suất lớn có thêm một mạch thuỷ lực làm mát riêng, thì thường có thêm bơm dầu thuỷ lực mạch quạt làm mát kiểu piston.
- Áp suất của hệ thống cũng như tốc độ động cơ có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình làm việc và chúng được điều khiển thông qua hộp điều khiển bơm và động cơ.
- Trong quá trình làm việc hộp đen thường xuyên kiểm soát các tín hiệu đầu vào từ: tay ga, màn hình hai cảm biến áp lực đầu ra của bơm, cảm biến ga, cảm biến tốc độ động cơ
- Qua đó hộp đen sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến bộ điều tốc để điều khiển tốc độ của động cơ. Gửi tín hiệu điều khiển đến van điện từ tỉ lệ.
- Dòng dầu điều khiển từ bơm dầu điều khiển đi qua van điện từ tỉ lệ đến điều khiển góc mở đĩa nghiêng của 02 bơm thuỷ lực chính.
- Điều này cho phép kiểm soát được đầu ra của bơm phù hợp với tải làm việc và công suất của động cơ.
VAI TRÒ CỦA XE ĐÀO TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
- Xe đào phục vụ cho hầu hết tất cả các ngành nghề trong đời sống công nghiệp như: ngành xây dựng, san lấp mặt bằng, đào cống rãnh...vv
- Xe đào làm việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, sức lao động. Tăng năng suất lao động. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH XE ĐÀO.
- Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố.
- Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống hố.
- Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ.
- Xe máy tiến sát quá miệng hố, đặc biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố;
- Ngạt thở hoặc nhiễm độc do những khí nặng như khí thải của động cơ diezel hay động cơ xãng.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI VẬN HÀNH XE ĐÀO.
- Một trong số những tai nạn thường xuyên xảy ra như: lật máy xúc đào, va chạm với người xung quanh… do thợ lái không cẩn thận, không chú ý tới những nguyên tắc dưới đây.
Người vận hành máy xúc đào phải có đủ các điều kiện sau:
- Trên 18 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe
- Được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc đào.
- Người vận hành xe đào phải được huấn luyện bảo hộ lao động an toàn và được cấp thẻ bảo hộ lao động an toàn.
Trước khi thực hiện công việc tại một nơi mới, người vận hành máy xúc đào cần phải nắm rõ thông tin:
- Tình trạng nền đất
- Vị trí dốc/ hào hố
- Các đường ống, đường dây điện, cáp ngầm bên dưới…
|
biện pháp an toàn khi vận hành xe đào |
- Phải kiểm tra tình trạng của máy xúc đào trước khi đưa xe vào vận hành(động cơ, đèn, còi, hệ thống thủy lực, bánh xích, các kết cấu cơ khí, cơ cấu điều khiển…).
- Người vận hành máy xúc đào chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của thiết bị và sự bảo hộ lao động an toàn của những người làm việc trong vùng lân cận. Ngưng vận hành xe đào khi phát hiện điều kiện bảo hộ lao động không an toàn.
- Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo). Barricade xung quanh nếu cần thiết.
- Khi khởi động máy bằng tay thì người vận hành phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay.
- Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.
- Đeo dây bảo hộ lao động an toàn khi vận hành máy xúc đào.
- Luôn giữ khoảng cách an toàn tránh xa đường dây điện. Máy xúc đào làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó.
- Khi đi lên dốc và xuống dốc, nguy cơ xảy ra lật máy xúc đào là rất lớn vì vậy cần tính toán và sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu cần thiết. Dưới đây là một vài giải pháp có thể áp dụng khi di chuyển lên và xuống dốc:
- Khi đưa xe đào lên dốc điều đầu tiền là hướng gầu lên phía trên đỉnh dốc. Kết hợp lực kéo của gầu ngoạm với lực di chuyển của bánh xích đưa máy xúc đào đi lên.
- Trong trường hợp nền đất quá yếu hoặc độ dốc quá lớn có thể dùng biện pháp đi lùi, dùng gầu ngoặm làm búa đẩy để đưa máy xúc đào đi lên.
– Khi máy xúc đào lên đến đỉnh dốc, tiếp tục sử dụng gầu ngoặm xuống nền và dùng lực ngoặm kéo máy xúc đào vượt qua đỉnh dốc.
– Khi di chuyển xuống dốc người vận hành máy xúc đào phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn lực đở của gầu ngoặm và truyền động của bánh xích để đảm bảo máy xúc đào cân bằng và di chuyển với vận tốc thích hợp.
Trong trường hợp phải sử dụng máy xúc đào để nâng vật liệu cần căn cứ vào bảng tải trọng nâng cho phép của máy xúc đào xác định khoảng cách nâng và tải trọng nâng phù hợp
Tải nâng phải được buộc chắn chắn và cân bằng khi nâng. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm :
- Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.
- Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu.Thắng đột ngột. Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc.
- Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng). Tuân thủ quy trình bảo hộ lao động an toàn đối với hoạt động bảo dưỡng máy xúc đào
- Khi dừng máy xúc đào phải hạ cần xuống đất Khi di chuyển máy xúc đào lên phương tiện vận chuyển phải chèn bánh phương tiện vận chuyển và sử dụng gầu để hỗ trợ.
- Khi vận chuyển máy xúc đào bằng xe kéo, không để người ngồi trên máy xúc đào.
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Xe đào theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
- Xe đào là thiết bị được quy định bắt buộc phải kiểm định
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng Xe đào mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho Xe đào, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn Xe đào trong quá trình sử dụng.
LOẠI XE ĐÀO NÀO PHẢI KIỂM ĐỊNH, LOẠI XE ĐÀO NÀO KHÔNG PHẢI KIỂM ĐỊNH
- Máy ủi công suất đến 100 mã lực
- Máy ủi công suất từ 101 đến 200 mã lực
- Máy ủi công suất trên 200 mã lực
- Máy san công suất đến 130 mã lực
- Máy san công suất trên 130 mã lực
- Máy cạp thể tích thùng chứa đến 24m3
- Máy cạp thể tích thùng chứa trên 24m3
- Xe đào rãnh; xe đào, cào vận chuyển vật liệu; máy phá dỡ; máy búa phá dỡ; máy xếp dỡ, máy kẹp; Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu đến 1m3 (*)
- Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu trên 1m3 (*)
- Những xe đào không thuộc danh mục nêu trên thì tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ sở sử dụng yêu cầu.
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch Xe đào
- Ngưng hoạt động của Xe đào phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của Xe đào
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành Xe đào phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển tời nâng khi kiểm định viên yêu cầu
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị, CO/CQ;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
Nếu công tác chuẩn bị kiểm định xe đào được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Xe đào trong khoảng 45-60 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
KIỂM ĐỊNH XONG THÌ BAO LÂU CÓ HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH XE ĐÀO
Sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
Lí lịch thiết bị
Biên bản kiểm định
Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
Tem kiểm định
Trong điều kiện bảo trì bảo dưỡng tốt, Thời hạn kiểm định Xe đào tối đa là 02 năm, nếu tời có niên hạn trên 12 năm thì thời hạn kiểm định bắt buộc là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
- Xe đào có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định.
- Thực tế đơn vị sử dụng Xe đào có thể mời trung tâm kiểm định Xe đào cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt Xe đào để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định.
- Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định xe đào uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ rất nhanh.
Giá, phí kiểm định Xe đào được nhà nước quy định cụ thể cho từng loại xe đào, tuỳ thuộc vào chủng loại xe đào và công suất của xe đào, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định Xe đào Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
Việc kiểm định Xe đào thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch Xe đào nên phải làm lại lí lịch
- Khi đi kiểm định Xe đào không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị Xe đào ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
|
phí kiểm định xe đào |
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định xe đào uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại thiết bị máy móc khác như:
- Kiểm định chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét, đo chống sét….
- Kiểm định thiết bị nâng: Thang máy, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người. Băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
- Kiểm định thiết bị áp lực: kiểm định nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp, nồi gia nhiệt dầu, bồn gas, đường ống dẫn gas, bình chịu áp lực, …
- Kiểm định thiết bị trong xây dựng: kiểm định giàn giáo, gondola, máy ép cọc, máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, cop-pha, xe lu, xe ủi, xe xúc, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, xe tưới nhựa đường. Máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực…..
- Kiểm định máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
- Huấn luyện an toàn lao động ( huấn luyện ATLĐ định kỳ theo quy định của Pháp Luật)
Công ty chúng tôi là đơn vị kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 0938 261 746
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét